Bản án phúc thẩm có dấu hiệu vi phạm thì cần phải làm gì?

Pháp luật dân sự quy định Bản án dân sự phúc thẩm là Bản án có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Đối với Bản án dân sự sơ thẩm, pháp luật quy định Đương sự có quyền kháng cáo đối với Bản án dân sự sơ thẩm, tuy nhiên, pháp luật dân sự không có quy định đương sự được kháng cáo đối với Bản án dân sự phúc thẩm. Vậy trường hợp không đồng ý với bản án dân sự phúc thẩm, xét thấy Bản án có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đương sự cần làm gì? Bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp, hướng dẫn Đương sự cần thực hiện những công việc gì và thời hạn thực hiện để có thể bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với Bản án dân sự phúc thẩm.

Thứ nhất, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định trường hợp xét thấy Bản án dân sự phúc thẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì có quyền kháng nghị Bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm, Tái thẩm nhưng chỉ có những người được pháp luật quy định mới có quyền kháng nghị. Theo đó, đương sự không có quyền kháng cáo, kháng nghị đối với Bản án dân sự phúc thẩm.

Thứ hai, Thời hạn để người có thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm là 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực (kể từ ngày tuyên án đối với Bản án phúc thẩm)

Thứ ba, Đương sự không có quyền kháng cáo đối với Bản án, Quyết định dân sự phúc thẩm nhưng có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm để xem xét thực hiện kháng nghị theo quy định nếu xét thấy Bản án, Quyết định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Như vậy, khi phát hiện Bản án, Quyết định dân sự phúc thẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản đến người có thẩm kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đương sự cần lưu ý thời hạn để đưa ra yêu cầu phải trong khoảng thời hạn kháng nghị mà pháp luật quy định đối với người có thẩm quyền kháng nghị là 01 năm kể từ ngày Bản án, Quyết định có hiệu lực pháp luật. Bên cạnh đó, văn bản đề nghị kháng nghị cần phải trình bày cụ thể, nêu ra căn cứ cho rằng Bản án, Quyết định phúc thẩm tuyên là vi phạm pháp luật.

Leave a Reply

Your email address will not be published.