Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là bao lâu?

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định rất rõ thời hạn tạm giam trong giai đoạn chuẩn bị xét xử cụ thể:

Khoản 2 Điều 278 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “2. Thời hạn tạm giam để chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều 277 của Bộ luật này.”

Theo đó, khoản 1 Điều 277 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định thời hạn chuẩn bị xét xử là 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng; 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có trường hợp gia hạn chuẩn bị xét xử hoặc sau khi Tòa án thụ lý xảy ra trường hợp Tòa án trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung thì thời hạn có thể kéo dài thêm theo quy định. Do đó, thời hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử không được quá thời hạn nêu trên.

Tuy nhiên, trong thực tế còn nhiều vướng mắc cũng như xảy ra nhiều trường hợp không thống nhất trong việc tạm giam bị can, bị cáo ví dụ: A phạm tội rất nghiệm trọng ở giai đoạn truy tố Viện kiểm sát ra Lệnh tạm giam đối với bị cáo đến ngày 09/3/2019 nhưng ngày 25/02/2019 Viện kiểm sát đã chuyển hồ sơ và Cáo trạng cho Tòa án để thụ lý. Vậy thì thời hạn ra Lệnh tạm giam của bị cáo tính từ ngày nào? Ngày Tòa án thụ lý vụ án là ngày 25/02/2019 hay ngày hết lệnh của Viện kiểm sát đã ra lệnh trước đó là ngày 09/03/2019? Chánh án có quyền ra Lệnh tạm giam tính cả thời gian gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử không?

Do đó, để đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo trong quá trình bị tạm giam tránh trường hợp lệnh chồng lệnh, trước tiên bản thân bị can, bị cáo hoặc người nhà của bị can, bị cáo cần được tư vấn và nắm rõ được quyền lợi của mình khi giải quyết vụ án Hình sự để quá trình giải quyết đúng theo quy định của pháp luật cũng như quyền lợi của bị can, bị cáo được bảo vệ.

Leave a Reply

Your email address will not be published.